Trẹo cổ chân là một chấn thương xảy ra khá phổ biến và gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Không những thế nếu người bệnh không chịu chữa trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng và hệ lụy sau này liên quan đến cổ chân.
Vậy bị trẹo cổ chân nên điều trị như thế nào và mất bao lâu thì mới bình phục? Nếu người bệnh muốn biết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của bty690 com nhé!
Trẹo cổ chân là gì?
Trẹo cổ chân có một tên thường gọi khác đó là trẹo cổ chân là tình trạng chấn thương ở bên ngoài cổ chân dẫn đến giãn, rách hoặc đứt các sợi dây chằng bao quanh khớp cổ chân. Thông thường khi đi khám thì bác sĩ sẽ chẩn đoán đây là tình trạng của bong gân cổ chân.
Trẹo cổ chân là chấn thương thường hay gặp đối với những người tham gia thể thao vận động mạnh như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ,… do người chơi không khởi động kỹ càng trước khi tham gia chơi. Thỉnh thoảng cũng sẽ có một số trường hợp gặp trong sinh hoạt hàng ngày như trượt chân do mang giày cao gót, té xe,…
Triệu chứng khi trẹo cổ chân
Nếu người bệnh gặp phải trường hợp trẹo cổ chân ở giai đoạn cấp tính sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Sưng và bầm tím: Đây là triệu chứng mà mắt thường dễ nhận thấy nhất khi bị chấn thương trẹo cổ chân.
- Đau: Triệu chứng đau xảy ra bị một lực mạnh tác động vào mắt cá chân sau khi bị trẹo cổ chân.
- Hạn chế vận động: Sau khi bị chấn thương người bệnh sẽ bị hạn chế về vận động do sưng nề và đau.
Nếu bị chấn thương nặng mà người bệnh không được điều trị đúng cách ở giai đoạn cấp tính sẽ dẫn đến tình trạng đau dai dẳng và dẫn đến các hệ lụy mãn tính về sau liên quan đến cổ chân.
Trẹo cổ chân mất bao lâu thì khỏi?
Trẹo cổ chân mất bao lâu mới lành sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương như kéo căng, rách, đứt dây chằng của người bệnh và phương pháp điều trị hay phục hồi chức năng. Thông thường các trường hợp nhẹ sẽ mất từ 3 -5 để có thể kiểm soát các triệu chứng và từ 2 – 3 tháng để khớp cổ chân được phục hồi hoàn toàn sau khi bị chấn thương.
Còn đối với trường hợp chấn thương nghiêm trọng hơn như có rách, đứt dây chằng thì người bệnh phải mất 3 – 6 tháng điều trị và tập luyện phục hồi chức năng, từ 2 – 3 tháng để kiểm soát các triệu chứng và 6 -8 tháng để khớp chân có thể hồi phục hoàn toàn.
Cách điều trị trẹo cổ chân
Để giúp mọi người có thể biết cụ thể hơn về cách điều trị cũng như phòng ngừa một cách hiệu quả nhất có thể, xin mời mọi người cùng xem qua để biết thêm thật nhiều cách hay nhé!
Nghỉ ngơi
Sau khi bị chấn thương trẹo cổ chân thì người bệnh cần phải dừng mọi hoạt động của mình. Nghỉ ngơi giúp cho người bệnh được giảm bớt căng thẳng cho những mô bị viêm, tổn thương và tránh việc mắt cá chân bị tổn thương lại một lần nữa hay nghiêm trọng hơn. Ngoài ra phương pháp này còn giúp người bệnh có thể ổn định khớp hoặc giảm đau, giảm độ nhạy cảm hiệu quả. Trong quá trình nghỉ ngơi thì người bệnh cần phải dùng nẹp để cố định để hỗ trợ nhằm loại bỏ các áp lực ra khỏi khớp.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp được đánh giá là biện pháp xử lý trẹo cổ chân tốt nhất. Khi đặt túi đá lạnh lên mắt cá chân của người bệnh nhằm mục đích giảm lưu lượng máu chảy về phía vùng bị tổn thương, giảm đỏ, ám và sưng tấy lên. Bên cạnh đó phương pháp này còn có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm và có thể giảm đau sau khi bị chấn thương.
Tuy nhiên sau khi bị chấn thương người bệnh cần phải thực hiện phương pháp chườm lạnh ngay để đạt hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. Khi thực hiện mọi người cần phải bọc đá lạnh vào trong một mảnh vải hay chiếc khăn lông tồi đặt lên vùng đau. Giữ túi chườm trong vòng 20 phút cứ thế lặp lại 3 lần vào mỗi ngày và làm như thế 3 ngày liên tiếp.
Nén
Nén sẽ giúp cho khớp chân của người bệnh được cố định lại ổn định làm giảm sưng, hạn chế các cử động không cần thiết dẫn đến đau hay khiến cho các dây chằng tổn thương nghiêm trọng hơn. Trong quá trình thực hiện thì mọi người nên dùng cuộn băng thun hay gạc để quấn quanh khớp cổ chân. Chú ý một điều là không nên quấn băng quá chặt để tránh ngăn cản dòng máu chảy đến cổ và bàn chân của người bệnh.
Nâng cao
Sau khi bị trẹo cổ chân thì người bệnh cần phải giữ vùng tổn thương lên cao hơn tim khi nằm hoặc ngồi tựa vào ghế giúp giảm sưng và đau vì chấn thương.
Dùng thuốc
Đa số người bệnh bị chấn thương trẹo cổ chân thường sẽ đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau không kê đơn và các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh sau 2 – 3 liều dùng thuốc. Và các thuốc giảm đau phổ biến như:
Acetaminophen: Khi sử dụng Acetaminophen sẽ giúp cho người bệnh giảm đau ở những trường hợp bị tổn thương nhẹ.
Thuốc chống viêm Non steroid – NSAID: Khi dùng NSAID sẽ giúp chống viêm giảm đau và chóng sưng tấy. Thuốc này sẽ phù hợp với các chứng trẹo cổ chân có cơn đau trung bình. Trong nhóm NSAID các thuốc được sử dụng phổ biến nhất và có tác dụng với đa số mọi người như Naproxen, Ibuprofen,…
Những thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng ở giai đoạn xử lý và chăm sóc người bệnh tại nhà với tình trạng bị đau dai dẳng. Nhưng người bệnh cũng cần phải tham mưu ý kiến của bác sĩ hoặc có thể xem hướng dẫn sử dụng thuốc để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Stefan Nguyễn Tuấn Tú Là Ai
Kết luận
Bài viết trên đây chia sẻ mọi người về những thông tin liên quan đến trẹo cổ chân và cách điều trị chấn thương tại nhà. Hy vọng những điều trên giúp cho mọi người có thêm kiến thức về y khoa đặc biệt là chấn thương cổ chân. Mọi người có thể theo dõi và lưu lại làm hành trang cho mình mỗi khi gặp phải sự cố nhé!
Leave a Reply